Thursday, January 29, 2015

Thịt chó được dùng nhiều trong các bữa liên hoan, họp mặt bạn bè. Những ngày giá rét cuối năm càng khiến cho món thịt chó được dùng nhiều hơn. Thịt chó giàu protid, Ngoài ra còn có lipid, Ca, P, Fe,… Xương chó có canxi dạng phosphat, carbonat. Dương vật và tinh hoàn có nội tiết tố androgen. Có một số người tín ngưỡng thường kiêng ăn thịt chó tuy nhiên nó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn.



Theo Đông y thì thịt chó có vị mặn, tính ấm, vào tỳ vị thận, xương chó có vị ngọt, tính ấm làm mạnh gân cốt, hoạt huyết, sinh cơ chống rét. Vì vậy từ thời xa xưa, ông cha ta đã sử dụng thịt chó trong các trường hợp đau lưng mỏi gối, đầy bụng khó tiêu, đau nhức thân thể do lạnh. ngoại giả nó còn có tác dụng ôn thận, trợ dương, bổ trung ích khí. Thịt chó có thể dùng để nấu, hầm, quay, nướng chiên, xào đều được, mỗi ngày nên dùng từ 250g đến 500g.

Thịt chó hầm sơn dược kỷ tử

Món ăn này là sự phối hợp giữa thịt chó hầm nhừ với sơn dược, kỷ tử. Nó có tác dụng cho các trường hợp thận dương hư suy, người cao tuổi cơ thể hư nhược.

Nguyên liệu bao gồm: 500-1000g thịt chó, 60g mỗi vị sơn dược, kỷ tử, gia vị vừa đủ.

Cách chế biến: thịt chó thái lát trộn đều với sơn dược kỷ tử và gia vị ướp trong khoảng 15 phút sau đó hầm lửa nhỏ cho chín nhừ là được.

Cháo thịt chó đậu hạt

Món ăn này thường được nhiều người chế biến, dùng trong các trường hợp tỳ vị hư hàn, đầy trướng bụng, đau bụng. Thịt chó 500g thái lát nấu với gạo tẻ, thêm đậu hạt hầm nhừ nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Nên ăn nhiều bữa trong ngày.

Cháo thịt chó, thịt chó áp chảo

Để chữa bệnh cổ trướng phù nề, sợ lạnh, rét run bạn có thể ăn cháo thịt chó hoặc thịt chó nấu các món thường nhật như nhựa mận, áp chảo với gia vị riềng sả. Chỉ cần 500g thịt chó cho mỗi lần nấu.

Thịt chó hầm đậu đen

Công dụng trước tiên phải kể đến của món ăn này ngoài việc là một món ăn ngon đó chính là tác dụng chữa đái dầm ở trẻ nhỏ. Dùng 150g thịt chó với 40g đậu đen nấu thành cháo nhừ, thêm gia vị cho vừa ăn, nên ăn khi đang nóng. Để chữa bệnh đái đầm ở trẻ nhỏ nên cho trẻ ăn liên tục 5-10 ngày.

Ngoài các món ăn- bài thuốc từ thịt chó thì xương chó cũng phát tác dụng không ít. Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu các tác dụng của xương chó.

Trong dân gian nhắc đến tác dụng của xương chó thì chắc hẳn ai cũng biết đến cao xương chó với tác dụng làm thuốc bồi dưỡng và phục hồi sức khỏe.  Ngoài xương chó các bạn có thể phối hợp với các loại xương bò, lợ, gà, khỉ, trăn để nấu thành cao cũng rất tốt.

Để chữa chứng phong nổi vảy trắng ở trên đầu gây ngứa ngáy khó chịu bạn có thể dùng xương đầu chó đốt thành tro, ngâm trong nước gội đầu .

Ngoài ra trong dân gian còn lưu truyền một công dụng tuyệt của xương chó trong việc làm lành các vết bỏng. Xương mình và xương chân chó (chó vàng là tốt nhất) nung đến khi thành khối màu trắng, dễ vỡ, tán mịn, rắc lên vết bỏng chảy nước, đã rửa sạch và lau khô; đặt bông gạc và băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần. Trường hợp mới bị bỏng, dùng bột xương trộn với dầu lạc trong cối sạch, liều lượng bằng nhau, bôi lên chỗ bỏng.

Dương vật và dịch hoàn chó theo Đông y nó có vị mặn tính nóng. Trong Đông y nó được dùng để chữa thiểu năng sinh dục, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối bởi dương vật và tinh hoàn chó có tác dụng ích tinh tráng dương, tăng cường sinh dục. Các bạn có thể dùng dương vật và dịch hoàn chó để ngâm rượu hoặc làm dạng bột đều được. Mỗi ngày dùng 4-12g.

Lưu ý: Không dùng cho người bị bệnh nhiễm khuẩn sốt nóng, viêm tấy, các trường hợp âm hư hỏa vượng.

Tagged:

0 comments:

Post a Comment