Thursday, October 3, 2013

Tất tần tật qui tắc ăn dặm "gối đầu giường" và lịch ăn dặm cho mẹ khéo nuôi con.
Đến một ngày mẹ chợt nhận ra con yêu không còn chỉ thích uống sữa mẹ hay sữa công thức nữa mà mặt mũi hớn hở khi nhìn thấy củ cà rốt, gặm ngon lành miếng bí đỏ mềm oặt bằng cái lợi bé xíu còn chưa có đủ răng và ánh mắt sáng bừng mỗi khi nhìn thấy các món hấp dẫn mẹ làm trên bàn lọt vào tầm mắt bé. Đó là lúc mẹ có thể chuyển sang giai đoạn mới quan trọng hơn trong quá trình chăm sóc bé: cho con ăn dặm. Sau đây là một số những điều đặc biệt cần thiết dành cho mẹ để bé được ăn dặm đúng cách.

Khi nào nên bắt đầu cho con ăn dặm?

Độ tuổi thích hợp nhất bắt đầu cho bé ăn dặm là từ 4 đến 6 tháng tuổi. Ngoài ra còn một số đặc điểm thú vị của con, như một “tín hiệu” rõ ràng bé phát ra cho mẹ để được ăn dặm đó là:
  • Bé đã bước đầu có thể ngồi và ngẩng cao đầu.
  • Bé có biểu hiện tò mò về mọi thứ xung quanh mình.
  • Bé bắt đầu có thể điều khiển các hoạt động của lưỡi.
  • Và cuối cùng bé vẫn đói dù đã được bú sữa cả ngày.
Bé có nên tiếp tục bú sữa khi ăn dặm không?

Câu hỏi đầu tiên đặt ra khi đến tuổi cho con ăn dặm là mẹ nên cho bé bú sữa hoặc uống sữa công thức trong bao lâu? Các mẹ nên lưu ý vẫn cần phải cho con bú sữa thường xuyên vì sữa mẹ hoặc sữa công thức cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho bé. Quan trọng hơn là bé đã quen với “món ăn” gần gũi hàng ngày này rồi. Vì thế bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức kết hợp với ăn dặm là cách chăm con đúng đắn nhất.

Mẹ nên cho bé bú vào lúc sáng sớm hoặc sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu bé khát nhiều và có thể bú hết cả bình sữa thì mẹ nên cho bé ăn dặm chút gì đó trước bữa sữa. Nếu bé khát ít mẹ hãy làm ngược lại. Cho đến khi bé đươcn 7 đến 10 tháng tuổi thì sữa vẫn là thực phẩm chính của bé, các bữa ăn dặm chỉ là thêm vào để bé làm quen với thức ăn và học cách phân biệt khẩu vị hơn là bổ sung chất dinh dưỡng.
  • Đến 9 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé uống 590ml  - 830ml sữa mỗi ngày, 3-4 tiếng một lần
  • Từ 9 đến 12 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé uống 470ml – 700ml mỗi ngày, 4-5 tiếng một lần
Lịch ăn dặm cho bé

Chừng nào bé bắt đầu hiểu dần về phương pháp ăn dặm thì bé sẽ ngày càng có hứng thú với các món ăn phong phú hơn (thông thường từ 6 đến 9 tháng tuổi). Mẹ hãy bắt đầu chia lịch ăn sáng, ăn trưa và ăn tối cho mỗi ngày của bé. Kể cả khi bé không thấy đói thì sẽ vẫn có một thói quen đối với lịch ăn đều đặn như vậy. Mẹ cho bé ăn 2-3 bữa chính mỗi ngày và đan xen là bữa ăn nhẹ (có thể là bánh quy ăn dặm, bim bim giòn tan, hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…). Để cho con không bị khát mẹ hãy cho bé uống sữa bổ sung nhé. Lịch ăn dặm khoa học dành cho bé có thể được tính như sau:
  • Bé từ 4 - 6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 2-4 muỗng cà phê thức ăn
  • Bé từ 7 - 12 tháng tuổi nên ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa thức ăn nhiều bằng nắm tay của bé
Mỗi bữa ăn nên bắt đầu thế nào?

Điều này đặc biệt quan trọng nên các mẹ hãy hết sức lưu ý nhé. Khi ăn dặm bé sẽ cho tay vào mồm hay cầm thức ăn ném lung tung nên mẹ hãy đảm bảo giữ gìn vệ sinh tay miệng cho bé. Hãy bắt đầu mỗi bữa ăn bằng cách rửa và lau sạch tay cho bé, dỗ dành bé và để bé ngồi thẳng. Nếu bé đã biết ngồi, không nên để bé ăn ở tư thế nửa ngồi nửa nằm sẽ rất dễ bị ọe hoặc trớ. Mẹ hãy tắt Tivi, tắt nhạc để bé tập trung hơn vào bữa ăn và có thể cảm nhận được khi nào thì bé no. Và trên hết mẹ phải làm quen với đống bừa bộn, lộn xộn mà bé gây ra sau mỗi bữa ăn. Trẻ con rất thích vứt thức ăn lung tung vung vãi khắp nơi và đó là điều hoàn toàn bình thường. Có thế bé mới thấy mỗi bữa ăn là một sự thú vị nên mẹ đừng cảm thấy bực mình

"Nhập môn" ăn dặm mẹ PHẢI biết - 1
 
Trẻ nghịch ngợm trong bữa ăn là hoàn toàn bình thường

Bé nên ăn gì?

Thực phẩm ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé nên mẹ hãy lưu ý các món ăn của bé cần có những thành phần như sau:

- Hạt ngũ cốc đơn (cho bé từ 4-6 tháng tuổi): Lượng sắt lưu trữ trong tử cung của mẹ sẽ giảm dần sau khi sinh và đạt mức thấp nhất khi được 9 tháng. Ngũ cốc (gạo tẻ, yến mạch) cung cấp lượng sắt dồi dào và đó là lý do tại sao ngũ cốc nguyên hạt được chọn là một trong những thực phẩm ăn dặm đầu tiên cho bé. 

- Rau xay nhuyễn, trái cây và các loại thịt: Có một số bác sĩ cho rằng nếu mẹ cho bé ăn trái cây trước khi ăn rau có thể tạo nên cho bé sở thích ăn ngọt lâu dài nhưng chưa một nghiên cứu khoa học nào khẳng định nhận định đó. Vì thế có nên cho con ăn chuối trước khi ăn cà rốt là phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ .

- Thực phẩm băm hoặc nghiền (cho trẻ từ 9-12 tháng tuổi): Nếu em bé chưa sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm này mẹ có thể tiếp tục cho bé ăn đồ ăn xay nhuyễn. Khi nào bé có thể ăn được đồ ăn băm hoặc nghiền mẹ hãy cho bé thưởng thức trái cây mềm, rau xanh và thịt băm, thời gian này bé cũng đã có thể ăn cơm mềm và thịt hầm.

Thực phẩm bé nên tránh

Mẹ lưu ý một số loại thực phẩm không nên cho con ăn trong thời kỳ này:
  • Mật ong: Nếu mẹ cho bé ăn mật ong quá sớm có thể dẫn đến chứng ngộ độc nghiêm trọng đấy
  • Cam, quýt, chanh: Mẹ hãy tham khảo tư vấn của bác sỹ để xem con có dị ứng với những chất trong các loại hoa quả này không vì nếu bé dị ứng có thể gây nên chứng hăm tã khó chịu cho bé.
  • Sữa tươi: Tốt nhất mẹ vẫn nên cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức trong giai đoạn này.
  • Các loại hạt, bỏng ngô, nho khô, đậu phộng: Mẹ hết sức lưu ý vì bé có thể bị hóc hoặc nghẹt thở khi ăn những loại thực phẩm này.
Trên đây là những điều cơ bản mẹ cần nhớ khi cho bé ăn dặm. Đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của bé và cần rất nhiều sự quan tâm, yêu thương của mẹ. Chúc các bé hay ăn chóng lớn để mẹ luôn yên tâm và vui lòng nhé.
"Zoom" vào một buổi nấu ăn trưa cho cậu con trai 6 tháng tuổi của mẹ Akiko để hiểu rõ hơn về Ăn dặm kiểu Nhật Tin liên quan:  Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng chi tiết từng tuần

Ăn dặm kiểu Nhật đang là từ khóa rất hot trong cộng đồng các bà mẹ Việt những năm gần đây. Rất nhiều chị em muốn bắt đầu cho con ăn dặm với phương pháp mới cực kỳ khoa học và lý thú này của người Nhật nhưng không biết bước đầu phải như thế nào. Xin mời mẹ theo dõi một buổi chuẩn bị đồ ăn trưa cho bé 6 tháng tuổi của mẹ Akiko để có cái nhìn cụ thể hơn về Ăn dặm kiểu Nhật:

Mẹ Nhật bắt đầu cho con ăn dặm từ tháng thứ 5 với món Oyaku (cháo gạo tẻ). Oyaku thường được chế biến với từng tỷ lệ nước khác nhau để phù hợp với từng giai đoạn của trẻ. Món cháo dành cho trẻ mới tập ăn có tên gọi là “Jyu-bai-gayu” – cháo theo tỷ lệ 1 gạo:10 nước. Mẹ Nhật thường nấu “Jyu-bai-gayu” vào nồi cơm điện chung với cả gia đình, cực kỳ đơn giản, tiện lợi và thiết thực. Sau đây, Akiko sẽ hướng dẫn các mẹ cách nấu cháo tỷ lệ 1:10

Món 1: Cháo tỷ lệ 1:10

Bước 1: Vo gạo ăn chung cho cả gia đình như bình thường

Học lỏm mẹ Nhật nấu ăn dặm cho con - 1

Bước 2: Lấy một cái bát sứ con, múc 1 thìa gạo và 10 thìa nước vào bát.

Học lỏm mẹ Nhật nấu ăn dặm cho con - 2

Bước 3: Đặt bát sứ con lên trên lớp gạo trong nồi lớn, ở trung tâm của nồi. Cho vào nấu như bình thường

Học lỏm mẹ Nhật nấu ăn dặm cho con - 3

Bước 4: Khi gạo chín, lấy bát sứ ra. Chỗ cơm còn lại là cơm ăn của cả gia đình.

Học lỏm mẹ Nhật nấu ăn dặm cho con - 4

Bước 5: Dùng chày nghiền nhuyễn cháo. Hoàn thành.

Học lỏm mẹ Nhật nấu ăn dặm cho con - 5

Khi trẻ đã tập ăn “Jyu-bai-gayu” được một thời gian, như con của Akiko hiện đã 6 tháng, Akiko bắt đầu cho bé ăn thêm 1 -2 món đạm và rau ở bên ngoài. Hôm nay, Akiko nấu thêm cho con món Cá tuyết đậu phụ. Đây là một món ăn rất đơn giản và vô cùng giàu protein cho bé. Ở Nhật, trẻ 6 tháng tuổi đã có thể ăn hải sản. Cùng xem mẹ Akiko hướng dẫn cách nấu Cá tuyết đậu phụ

Món 2: Cá tuyết đậu phụ

Nguyên liệu

- Cá tuyết
Ở Nhật, mẹ Akiko thường mua cá tuyết ở siêu thị. Cá cho con thường là loại cá tươi và không có muối.
- Đậu phụ tươi.
Ở Nhật có hai loại Đậu phụ mềm (Soft – Tofu) và Đậu phụ cứng (Hard-Tofu). Mẹ lưu ý chọn loại Đậu phụ mềm cho trẻ.
- Rây, bát sứ, thìa, chày.

Học lỏm mẹ Nhật nấu ăn dặm cho con - 6

Bước 1: Bắc bếp đun một chút nước sôi, thả đậu phụ vào luộc trong 1-2 phút. Rồi cho ra 1 cái bát sứ.

Học lỏm mẹ Nhật nấu ăn dặm cho con - 7

Bước 2: Cho cá tuyết (bỏ da, bỏ xương) vào nồi nước đấy, luộc trong 2-3 phút.

Học lỏm mẹ Nhật nấu ăn dặm cho con - 8

Bước 3: Dùng rây và thìa để lọc cá sao cho nhỏ vừa với trẻ.

Học lỏm mẹ Nhật nấu ăn dặm cho con - 9

Bước 4: Dùng chày nghiền chuyễn đậu phụ và cá thành hỗn hợp đồng nhất.

Học lỏm mẹ Nhật nấu ăn dặm cho con - 10

Bước 5: Cho thêm 1-2 thìa nước luộc vào hỗn hợp để đạt độ loãng cần thiết cho trẻ.

Học lỏm mẹ Nhật nấu ăn dặm cho con - 11

Khác với kiểu ăn dặm truyền thống ở Việt Nam, mẹ Nhật cho con ăn riêng cháo và thức ăn để giúp bé cảm nhận rõ hơn vị của từng món, tăng khả năng ăn thô và chống ngán. Tuy nhiên, ăn dặm kiểu Nhật khá cầu kì trong cách chế biến vì vậy, mẹ Nhật đã nghĩ ra phương pháp trữ đông thức ăn rất thú vị. Ở phần sau, mẹ Akiko sẽ hướng dẫn các mẹ cách chọn mua thực phẩm đặc trưng ở siêu thị Nhật và hướng dẫn trữ đông thức ăn.

Chúc các mẹ và bé khỏe!

Saturday, September 28, 2013

Mách mẹ công thức tự làm váng sữa cho con, vừa ngon lại rẻ.
Kem nhà em thích ăn váng sữa lắm. Ngay từ hồi 8 tháng, khi em cho Kem thử ăn váng sữa, cô nàng đã hào hứng ăn hết sạch một hộp to. Vả lại dường như bé nhà em ăn váng sữa thì bé ăn các thức khác cũng ngon hơn, không còn tình trạng biếng ăn như trước nữa. Mẹ thì mừng nhưng bố lại nhăn nhó đùa "Thích váng sữa thế này thì bố nó "đau ví" lắm đây!". Váng sữa đắt thật nên một tuần em chỉ hạn chế cho Kem ăn từ 2-3 hộp. Vậy nhưng lần nào ăn xong cô nàng cùng nũng nịu đòi thêm. Em thương con lắm nhưng cũng không dám cho bé ăn nhiều.

Dạo gần đây, thông tin về việc nhiều chị em mua váng sữa nhập ngoại không rõ nguồn gốc, váng sữa bị mốc ngay cả khi vẫn còn hạn sử dụng khiến em càng thêm lo lắng. Đã bỏ tiền ra mua đồ ngoại cho con ăn, lại không rõ tốt xấu thế nào thì thật nguy hiểm. Với quyết tâm "không có gì mẹ không tự làm được", em bắt đầu lên mạng lùng sục công thức làm váng sữa tại gia cho Kem. Hóa ra, làm váng sữa cùng không khó như em tưởng. Sau khi thử nghiệm và gia giảm vài lần, giờ em đã có trong tay công thức "bí truyền" làm váng sữa cực ngon. Vậy là, mẹ vừa tiết kiệm được tiền, con lại có thể thoải mái ăn váng sữa mà không lo nguồn gốc nhập nhèm.

Em xin "bật mí" với các mẹ công thức làm váng sữa siêu tốc chỉ trong vòng 15 phút của em. 

Nguyên liệu:

- 120ml sữa bột 
- 10g bột năng, nếu muốn váng sữa đặc hơn có thể tăng lên 15g. Nếu không có bột năng các mẹ có thể thay thế bằng bột bắp.
- 50ml whipping cream

Làm váng sữa cho con trong 15 phút - 1

Cách làm:

Bước 1: Mẹ đong 120ml nước ấm với 8 thìa gạt sữa bột mà bé đang dùng. Như vậy là sữa sẽ đặc gấp đôi công thức bình thường mẹ hay cho bé ăn.

Làm váng sữa cho con trong 15 phút - 2

Bước 2: Đổ 1 ít sữa vào phần bột năng, khuấy đều cho tan bột.

Làm váng sữa cho con trong 15 phút - 3

Bước 3: Tiếp tục cho kem whipping và chỗ sữa còn lại vào hỗn hợp và quậy đều.

Làm váng sữa cho con trong 15 phút - 4

Bước 4: Đun hỗn hợp trên bếp để lửa nhỏ. Mẹ chú ý vừa đun vừa dùng đũa quậy sao cho hỗn hợp đặc dần lại nhưng không được để sôi

Làm váng sữa cho con trong 15 phút - 5

Bước 5: Khi hỗn hợp đạt đến độ đặc ưng ý, mẹ nhanh tay tắt bếp rồi trút vào các lọ thủy tinh. Để nguôi cất tủ lạnh.

Làm váng sữa cho con trong 15 phút - 6

Nếu bé lớn thì các mẹ có thể trộn thêm ít bột Cacao nguyên chất vào hỗn hợp sữa rồi khuấy thì sẽ có váng sữa Socola cho bé đổi vị.

Làm váng sữa cho con trong 15 phút - 7
 
Váng sữa vị Socola

Làm váng sữa cho con trong 15 phút - 8
 
Váng sữa vị Trà xanh

Váng sữa có thành phần chất béo cao, cung cấp nhiều năng lượng nên sẽ tốt cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng váng sữa như một loại thực phẩm bổ sung, không được thay thế sữa hay cháo hàng ngày của trẻ. Lượng váng sữa có thể cho trẻ ăn trong ngày phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng sữa được mua. Trung bình, trẻ 6 - 12 tháng tuổi có thể ăn 1/2 - 1 hộp váng sữa/ngày, trẻ trên một tuổi có thể ăn 1 - 2 hộp/ngày, tuỳ vào mức độ dung nạp của trẻ. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao.

Chúc mẹ và bé thành công!
Mách chị em món ăn dặm lạ lại ngon cho bữa sáng của bé mà mình học được ở nước Đức.Trong thời gian đi du học ở Đức mình đã được làm quen và từng cực nghiện món cơm sữa vô cùng phổ biến ở nơi này. Đặc biệt đây là món ưa thích của các bà mẹ Đức chế biến cho các bé yêu trong bữa sáng và các bữa ăn nhẹ trong ngày, vừa để đổi vị, vừa để bổ sung các loại vitamin và dinh dưỡng, chất bổ sẵn có trong món cơm sữa này.

Tác dụng của món cơm sữa

Đặc điểm nổi bật của món ăn này là mềm, nhuyễn, rất phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Ở Đức các bà mẹ bắt đầu cho con ăn cơm sữa từ 7 tháng tuổi. Lượng tinh bột vừa phải có trong cơm được chế biến từ gạo nguyên hạt cung cấp năng lượng dồi dào cho các bé, chưa kể lượng protein và vitamin B1 dồi dào trong cơm làm tăng sức đề kháng và tham gia vào quá trình trao đổi chất của trẻ.

Ngoài ra sữa tươi hoặc sữa công thức được chế biến cho món ăn này có chứa đầy đủ các loại dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe của mỗi bé.

Món cơm sữa mùi vị hấp dẫn, béo ngậy còn có thể kết hợp được với rất nhiều loại trái cây ngon, bổ khác như táo, lê hay nho, hoàn toàn phù hợp với chế độ dinh dưỡng an toàn và bổ dưỡng cho trẻ nhỏ.

Chế biến món cơm sữa trộn táo

Thành phần nguyên vật liệu:
  • 120ml sữa tươi hoặc sữa công thức (tùy thuộc vào độ tuổi ăn dặm cho các bé). Các mẹ chỉ nên chế biến sữa tươi cho các bé từ 1 tuổi trở lên thôi nhé.
  • 20gr gạo tẻ trắng
  • 1/2 quả Táo giòn, tươi
  • 1 thìa cà phê bơ đun chảy

Món lạ cho bé: Cơm sữa trộn táo - 1

Cách chế biến:

Bước 1: Mẹ cho gạo vào nồi nước sôi, đun nhỏ lửa và nấu chín. Đảo đều tay liên tục để tránh gạo không bị sát đáy nồi.

Món lạ cho bé: Cơm sữa trộn táo - 2

Bước 2: Đun đến khi gạo đã chín, hạt cơm mềm và nước lúc này đã bay hơi, chỉ còn độ sền sệt, mẹ đổ sữa tươi vào đun cùng.

Chú ý khuấy đều và liên tục nhưng tránh khuấy mạnh làm vỡ hạt cơm nhé . Cơm sữa chín khi hạt cơm mềm, nhưng không bị vỡ hạt

Món lạ cho bé: Cơm sữa trộn táo - 3

Bước 3: Táo mẹ rửa sạch, gọt vỏ và nghiền nhuyễn.

Món lạ cho bé: Cơm sữa trộn táo - 4
Món lạ cho bé: Cơm sữa trộn táo - 5

Bước 4: Trộn táo, bơ vào hỗn hợp cơm sữa vừa nấu xong.

Món lạ cho bé: Cơm sữa trộn táo - 6

Bước 5: Vị ngọt của táo, vị thơm của bơ sữa và độ mềm của cơm rất thích hợp cho bé và chắc chắn sẽ quyến rũ bé từ ánh mắt đến hương vị.

Món lạ cho bé: Cơm sữa trộn táo - 7

Các mẹ hãy thay đổi khẩu vị cho bé và thử với món cơm sữa trộn táo ngon, lạ và bổ này nhé.

Chúc các mẹ thành công và chúc các bé ngon miệng!

Cùng đọc những bài viết về các thực đơn cho bé ăn dặm các mẹ nhé
Rau củ rất tốt cho bé nhưng nhiều mẹ còn lúng túng trong việc chế biến rau cho con. 
Khi đến tuổi ăn dặm rau, củ, quả là một trong những thực phẩm không thể thiếu bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Các loại vitamin và chất xơ giàu năng lượng có trong các loại rau củ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất ở bé và cải thiện hệ tiêu hóa cho bé yêu. Tuy nhiên nếu chế biến và cho con ăn rau củ không đúng cách không những không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ rau củ mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé nữa. Xin mách các mẹ 7 điều cần lưu ý khi chế biến rau củ cho con.
Phải rửa rau thật kỹ

Với nỗi lo thực phẩm ngày nay đầy chất hóa học độc hại không ít các bà mẹ lựa chọn mua rau củ trong siêu thị hay các cửa hàng rau siêu sạch trên thị trường. Tuy nhiên mặc dù được gán mác rau siêu sạch thì ở đó vẫn có rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn hơn mẹ nghĩ và có thể nhìn thấy. Vì thế khi mua rau về mẹ vẫn nên lưu ý khâu rửa rau thật sạch. Tốt nhất mẹ nên ngâm rau trong nước 20-30 phút cho hết hoàn toàn thuốc trừ sâu, rồi rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần, kết thúc ngâm trong hỗn hợp nước muối nhạt từ 10-15 phút để rau được khử trùng hoàn toàn.

Nên cho con ăn nhiều loại rau có lá

Trẻ con có xu hướng thích ăn các loại củ quả hơn là các loại rau có lá xanh. Tuy nhiên mẹ cần nhớ trong các loại rau lá xanh có chứa nhiều loại vitamin hơn trong củ quả. Vì thế mẹ hãy chế biến các món từ rau lá xanh thật phong phú, hấp dẫn, kết hợp màu sắc ngon mắt thì chắc chắn bé sẽ ăn thun thút ngay.

Bố mẹ cũng cần ăn rau xanh

Trẻ con sẽ không chịu ăn rau nếu nhìn thấy bố mẹ cũng không ăn. Rất nhiều người lớn có thói quen chỉ ăn cơm, thịt và rau ăn rất ít nhưng lại ép trẻ ăn thật nhiều chất xơ. Điều này là không công bằng và bé sẽ không có được chút hứng thú nào với các loại rau củ khi chứng kiến bố mẹ mình cũng không thích ăn loại thực phẩm này.

Tuyệt đối đừng ép bé ăn quá mức

7 qui tắc "sống còn" cho con ăn rau - 1
 
Để con tự chủ động chọn loại rau mình thích sẽ tốt hơn là ép uổng

Nếu bé không thích ăn rau xanh hay bất cứ một loại thực phẩm nào khác, mẹ cũng đừng vì thế mà ép con ăn quá mức. Ăn uống do ép buộc sẽ khiến trẻ hấp thụ được ít chất dinh dưỡng hơn và càng tăng cảm giác biếng ăn ở trẻ. Thay vào chiêu áp bức, ép buộc mẹ hãy tìm cách ngon ngọt dỗ dành và dụ dỗ cho bé ăn rau thì tốt hơn.

Trái cây không thay thế được rau củ

Nhiều mẹ có quan điểm sai lầm khi nghĩ con không thích ăn rau cũng không sao, có thể cho bé ăn bù bằng nhiều loại trái cây khác. Nhưng điều này là hoàn toàn không đúng. Ở rau xanh có chất xơ và các loại vitamin mà ở hoa quả không đủ để thay thế. Hãy lựa chọn hoa quả như một thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng bên cạnh rau xanh bổ dưỡng các mẹ nhé.

Sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau

Các mẹ hãy sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau cho bé, nhất là để luộc rau, tránh không sử dụng các loại nồi đồng. Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại. Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.

Một thói quen khác rất không tốt của các mẹ khi chế biến các món rau là cứ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Làm thế không những mất chất dinh dưỡng của rau mà những chất không tốt từ nồi có thể ngấm vào nước và rau đấy mẹ nhé.

Không lưu trữ các loại rau đã chế biến quá lâu

Các mẹ tuyệt đối không nên tái chế các món rau lưu trữ nhé. Nếu thức ăn thừa, đặc biệt là các loại rau xanh được lưu trữ quá lâu, sẽ sản xuất một lượng lớn nitrit có khả năng gây ra ngộ độc thực phẩm đặc biệt đối với những bé có cơ thể yếu và nhạy cảm.

Rau xanh và các loại củ quả là một trong những thực phẩm quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe của mỗi người. Vì thế các mẹ hãy chú ý để con yêu được hấp thụ chất dinh dưỡng từ rau xanh một cách tối đa và lớn khỏe mỗi ngày nhé.                                                           

Wednesday, September 25, 2013

"Điểm danh" thực phẩm lý tưởng cho bữa sáng của trẻ giúp bé khỏe và thông minh hơn.
Bữa sáng rất quan trọng đối với sức khỏe con người, không chỉ người lớn mà còn cả với trẻ nhỏ. Khi trẻ lớn lên, cơ thể bắt đầu phụ thuộc vào thức ăn dặm nhiều hơn là sữa (thường vào khoảng hơn 1 năm tuổi) thì bữa ăn sáng lúc này là cơ hội tuyệt vời nhất để mẹ bổ sung chất dinh dưỡng cho con. Trẻ nhỏ thường sẵn sàng cho bữa ăn sáng hơn bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày vì chúng đã phải ngủ một giấc dài vào ban đêm.
Một bữa sáng cho trẻ phải đảm bảo giàu dinh dưỡng và cân bằng giữa các loại khoáng chất, protein, chất xơ, vitamin…Một số thực phẩm nêu qua tưởng như không hề phù hợp với “truyền thống” ăn sáng của người Việt tuy nhiên lại cực kỳ bổ dưỡng và khiến bé yêu thích thú. Do đó, mẹ đừng ngại ngần tạo cho trẻ thói quen mới, ăn những thực phẩm khoa học vào bữa sáng.

Xin “điểm danh” giúp mẹ những loại thực phẩm lý tưởng nhất cho bữa sáng của bé.

Yến mạch

“Cơn sốt” yến mạch chưa bao giờ nguội trong cộng đồng các bà mẹ Việt hiện đại đang nuôi con nhỏ. Ăn yến mạch không chỉ giúp trẻ thông mình mà còn rất tốt trong việc giảm cholestorel trong máu, tăng cường hệ miễn dịch và ngừa ung thư.

Chỉ mất 15 phút nấu yến mạch cán mỏng mỗi sáng là mẹ đã có một bát cháo yến mạch hoặc yến mạch trộn sữa công thức (sữa tươi) ngon lành cho bữa sáng của con. Mẹ lưu ý không nên sử dụng yến mạch ăn liền cho trẻ dưới 1 năm tuổi vì loại này có chứa rất nhiều đường.

Sữa chua

Trong thành phần sữa chua, các chất đạm, chất béo có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn.

Một cốc sữa chua trộn hoa quả vào buổi sáng sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bé tràn đầy năng lượng trong ngày. Tuy nhiên, do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ.Mẹ lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua xong nên uống vài thìa nước lọc tráng miệng.

Chuối

Buổi sáng ăn gì...thì con béo khỏe? - 1
 
Chuối có vị ngọt tự nhiên trẻ rất ưa thích (ảnh minh họa)

Không có gì tốt hơn một quả chuối cho bữa sáng. Với nguồn kali và chất xơ dồi dào, chuối được 
đánh giá là một loại quả hàng đầu của tự nhiên. Bên cạnh đó, trong chuối còn có hàm lượng vitamin C, vitamin B2, B6 dồi dào giúp cung cấp năng lượng hoàn thiện cho bé một ngày vui chơi lành mạnh. Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hoá, chuối còn là phương thuốc “vàng”, bởi khả năng giúp ổn định lại các chức năng đường ruột, loại bỏ các vi khuẩn có hại, giữ lại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Ăn chuối vào bữa sáng sẽ giúp trẻ no lâu và tránh được cảm giác đói khi trống tan trường chưa điểm.

Chuối là một loại quả khá bình dân và được bày bán rộng rãi. Trẻ sơ sinh mới tập ăn dặm thường rất thích chuối bởi vị ngọt thơm tự nhiên và mềm xốp của thức quả này. Không như những loại hoa quả khác, chuối rất an toàn và vô cùng tiện lợi. Không cần đến dao cũng chẳng phải rửa quả, mẹ chỉ cần dùng tay bóc vỏ là có thể cho bé yêu thưởng thức ngay lập tức.

Trứng

Trừng có chứa nguồn protein và vitamin D dồi dào, là thực phẩm lý tưởng cho ngày mới tràn đầy năng lượng. Nếu trước đây, trứng thường được các chuyên gia khuyên là nên hạn chế ăn nhiều vì lượng cholesterol cao (chiếm tới 60%) thì một nghiên cứu mới của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cho biết lượng cholesterol trong trứng ít ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu.

Buổi sáng ăn gì...thì con béo khỏe? - 2
 
Ăn lòng đỏ trừng luộc buổi sáng rất tốt cho trẻ (ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh thường dễ bị dị ứng với lòng trắng trứng, tuy nhiên, lòng đỏ lại rất an toàn và là món ăn cực tốt cho bữa sáng. Luộc kỹ trứng, tách riêng lấy phần lòng đỏ, nghiền nát cho bé ăn hoặc trộn cùng với cháo. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý, chỉ nấu hoặc kết hợp trứng cho trẻ ăn cùng những món quen thuộc, không nên dùng cùng món mới. Như vậy, khi có phản ứng không tốt xảy ra, mẹ có thế dễ dàng xác định được nguyên nhân.

Dưa hấu

Dưa hấu là món ăn tuyệt vời giúp cung cấp nước và độ ẩm cơ thể cho trẻ vào buổi sáng. Thông tin thú vị hơn: dưa hấu có chứa rất nhiều lycopene – một loại vi chất được tìm thấy nhiều ở hoa quả màu đỏ và rau xanh, giúp tăng cường thị thức, tim mạch và ngừa ung thư.

Một uống nước dưa hấu ép buổi sáng sẽ giúp bé thoải mái suốt cả ngày dài.

Buổi sáng ăn gì...thì con béo khỏe? - 3
 
Không gì giúp bé sảng khoái hơn một cốc nước ép dưa hấu mát lạnh buổi sáng (ảnh minh họa)

Vừng

Trộn thêm vừng vào cháo của trẻ mỗi sáng sẽ biến món ăn của trẻ trở thành một khẩu phần ăn cực giàu omega 3. Chỉ hai thìa cà phê vừng mỗi ngày là đã đủ cho nhu cầu omega 3 của trẻ trong cả một ngày. Thêm vào đó, vừng còn nổi tiếng với khả năng nhuận tràng, chống táo bón cho trẻ.
Tuy nhiên mẹ lưu ý, vừng nguyên hạt có thể sẽ không được dạ dày của trẻ tiêu hóa mà cứ thế “đi ra ngoài”. Xay hoặc giã nhỏ vừng trước khi cho trẻ ăn sẽ là một “mẹo” cực hay dành cho mẹ.

Bánh mì nguyên hạt

Thức ăn giàu carbonhydrate cho bữa sáng là vô cùng tốt. Tuy nhiên, cho trẻ ăn loại thức ăn chứa carbonhydrate nào cũng rất quan trọng. Nguyên tắc là: thức ăn có chứa ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên hạt đều tốt hơn cả so với bột mì đã được xay nhuyễn bởi chúng chứa nhiều chất xơ hơn.
Một lát bánh mì nguyên hạt với bơ đậu phộng hoặc trứng là bữa sáng cực ngon và rất lý tưởng cho bé.

Buổi sáng ăn gì...thì con béo khỏe? - 4
 
Món ăn "truyền thống" nhưng cực giàu dinh dưỡng (ảnh minh họa)

Sữa tươi hoặc sữa công thức

Sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho mỗi bữa sáng. Tuy nhiên, mẹ lưu ý, trẻ chỉ uống một cốc sữa buổi sáng sẽ vẫn không đủ năng lượng cho cả ngày học tập ở trường. Đặc biệt nếu trẻ chưa đủ 1 tuổi, sữa vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho trẻ. Nếu bé đã ăn dặm buổi sáng, mẹ vẫn cần cho con bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức ngay sau đó.

Sưu tầm!
Khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ cho trẻ, mẹ PHẢI nhớ những qui tắc “sống còn” này!
Nấu ăn cho trẻ sao cho không bị mất chất luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ bởi không ai muốn con mình “ăn hoài vẫn còi”. Để luôn giữ được đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, xin mách mẹ những qui tắc “sống còn” sau đây.

Chọn mua và bảo quản

Thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da và sữa tách béo sẽ có nhiều dinh dưỡng trong mỗi calo hơn thịt mỡ, gà nguyên da và sữa nguyên kem. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh, yến mạch… cũng chứa nhiều vitamin hơn ngũ cốc tinh chế. Rau có màu xanh thẫm và vàng sậm sẽ nhiều chất dinh dưỡng hơn rau lá nhạt. Đó là những nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ.

Về vấn đề bảo quản, trái cây, thịt hay rau tươi luôn tốt hơn đồ đóng hộp. Đó là điều đương nhiên. Một số loại rau củ và trái cây như ngô bao tử, nấm hay đậu khi đóng hộp có thể bị giảm tới một nửa số vitamin so với ban đầu. Tuy nhiên, đồ tươi thì lại không hẳn đã tốt hơn đồ đông lạnh. Thực phẩm khi được đông lạnh, nhiệt độ thấp sẽ ức chế các enzym phá hủy chất dinh dưỡng và vitamin. Từ đó rau củ, thịt cá sẽ không bị mất chất. Nước cam nếu để vào hộp kín cất tủ lạnh thì 2-3 ngày sau mới bị bay mất vitamin C. Tuy nhiên, với các loại khoai tây, khoai lang, mẹ nên bảo quản ở nơi khô ráo và tránh ánh sáng, không nên bảo quản khoai trong tủ lanh.

Về hoa quả cho bé, mẹ nên lưu ý chọn mua hoa quả đúng mùa. Như vậy sẽ tránh được tình trạng hoa quả chín ép nhờ hóa chất cũng như giữ được vị ngọt tự nhiên nhất. Với các loại quả như chuối hay dứa, mẹ nên mua quả chín cây sẽ tốt hơn mua quả xanh rồi chín dấm ở nhà. Hoa quả chín dưới ánh sáng mặt trời sẽ có nhiều vitamin hơn. Ví dụ như cà chua trồng ngoài trời sẽ có lượng vitamin C cao gấp đôi cà chua trồng trong nhà.
 
Trong quá trình nấu

'Bí kíp' nấu nướng giữ chất cho con - 1
 
Biết cách chế biến mẹ sẽ không lo thức ăn cho con bị "mất chất" (ảnh minh họa)

Xin mách mẹ qui tắc 3G giúp thực phẩm của bé không bị mất chất trong khi chế biến, đó là: Giảm lượng nước sử dụng trong nấu ăn, Giảm thời gian nấu ăn và Giảm diện tích bề mặt của thực phẩm đó được tiếp xúc với không khí.

Giảm nước: Mẹ nào cũng biết, hấp tốt hơn luộc, luộc tốt hơn nướng và nướng tốt hơn rán. Nếu thức ăn cho bé cần phải luộc, mẹ lưu ý chỉ thêm vào nồi một lượng nhỏ nước sôi. Nếu có thể, mẹ nên tiết kiệm nước sau khi luộc rau/thịt để làm súp, nước sốt hoặc nước cháo. Không vo gạo quá kỹ trước khi nấu.

Giảm thời gian: Nhiều vitamin rất nhạy cảm với nhiệt, vì vậy quá trình nấu ăn sẽ phá hủy chúng. Càng giảm thời gian ninh nấu, mẹ sẽ càng hạn chế được thất thoát chất dinh dưỡng trong thức ăn cho bé. Đậy nắp khi đun sẽ là một cách giúp đẩy nhanh quá trình đun nấu.

Giảm diện tích tiếp xúc: Khi chế biến cho bé, mẹ nên cắt rau củ thành miếng lớn. Rau củ nguyên miếng sẽ làm giảm diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí, từ đó giữ được nhiều dinh dưỡng hơn. Nếu có thể, chỉ nghiền và xay nhỏ thức ăn cho bé sau khi đã nấu chín.

Vitamin và Khoáng chất là khác nhau

Về cơ bản, các khoáng chất không bị tác động bởi nhiệt. Thực phẩm sống hay chín đều có lượng canxi, sắt, kẽm, magie, phốt pho, I-ốt…giống nhau. Tuy nhiên, các vitamin thì lại rất nhạy cảm với nhiệt. Mẹ có thể tham khảo bảng Những điều kiện làm mất vitamin sau:

'Bí kíp' nấu nướng giữ chất cho con - 2

Theo bảng trên: 

Với các loại Vitamin có thể bị bão hòa bởi chất béo như Vitamin A, E, D, khi nấu, mẹ nên lưu ý cho ít dầu ăn và ưu tiên nướng sẽ tốt hơn rán.

Vitamin C dễ bị hòa tan trong nước, do đó, mẹ lưu ý khi luộc rau chứa nhiều vitamin C nên chỉ lấy thật ít nước. Ví dụ nếu mẹ luộc 1 cái bắp cải bới 4 bát nước, mẹ sẽ mất đến 90% vitamin C cho bé. Thay đổi tỷ lệ thạnh 1 bắp cải, 1 bát nước, mẹ sẽ giữ được hơn 50% lượng vitamin C.

Với gạo nấu cháo cho bé, không nên vo gạo hoặc nếu có, chỉ vo sơ qua. Thiamin (vitamin B1) sẽ mất đi 25% nếu mẹ vo gạo trước khi nấu cháo. 

Sưu tầm!